Giai đoạn thứ hai Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn

Sau cái chết của Tổ Địch, triều đình không còn mặn mà với việc bắc phạt do các cuộc nổi loạn trong nước. Bước sang thời Tấn Thành Đế (327 - 342), xuất hiện Thị trung Thái úy Đào Khản muốn đưa quân bắc phạt nhưng vấp phải sự phản đối của tể tướng Vương Đạo. Năm 332, Đào Khản phản công giành lại được Tương Dương từ tây Hậu Triệu, làm cho Vương Đạo cực kì lo lắng. Sang năm sau, ông mất.

Năm 339, Vương Đạo, người luôn ủng hộ chính sách thụ động phòng ngự, chết, quyền hành trong triều về tay ngoại thích họ Dữu[20], đứng đầu là Dữu Lượng. Cũng trong năm 339, Thạch Lặc chết, tình hình Hậu Triệu không ổn định. Dữu Lượng chuẩn bị đem quân tiến lên phía bắc. Ông dâng thư lên Tấn Thành Đế yêu cầu bỏ chức Dự châu thứ sử đang nắm giữ để chuyển sang làm Chinh Lỗ tướng quân, đồng thời sai thái thú Tây Dương Phàn Tuấn lĩnh 1 vạn tinh binh đóng ở Chu Thành, ý đồ tiến lên phía bắc. Sau đó, Dữu Lượng lại phong Đào Xưng làm Nam Trung lang tướng, tướng Giang Hạ, đem 5000 quân tiến ở vùng Miện Trung[21], em là Dữu Dực làm Nam man giáo úy, thái thú Nam quận đóng ở Giang Lăng, Vũ Xương thái thú Trần Hiêu làm Phụ quốc tướng quân, thứ sử Lương châu để chuẩn bị, sau đó đem quân tiến đánh nước Thành Hán, tiến vào Giang Dương, bắt thứ sử Kinh châu của Thành Hán là Lý Hoành cùng thái thú Ba quận Hoàng Thực, giải về kinh đô.

Sau trận thắng đó, Dữu Lượng chính thức tiến đánh Hậu Triệu, lĩnh 10 vạn quân đóng ở Thạch Thành gây thanh thế. Tuy nhiên việc bắc phạt lần đó vấp phải sự phản đối của Si Giám và Thái Mô. Si Giám cho rằng quân lương và vật tư không đủ, còn Thái Mô sợ binh Triệu lớn mạnh, Thạch Hổ (hoàng đế mới của Hậu Triệu) lại là người giỏi không thể xem thường. Do đó kế hoạch bắc phạt bị ngăn trở.

Về phần Thạch Hổ, nghe tin Đông Tấn sắp đánh mình, liền phái Quỳ An làm Đại đô đốc, Thạch Giám, Thạch Hoành, Lý Nông, Trương HạcLý Thố năm tướng dẫn 5 vạn quân tấn công Kinh châu và phía bắc Dương châu, trong khi bộ phận khác đánh vào Chu Thành[22]. Mao Bảo gửi thư cầu cứu Dữu Lượng, nhưng Lượng thấy thành còn vững nên chưa vội cứu. Nhưng thực ra Mao Bảo không thể chống lại Hậu Triệu, bèn cùng Phàn Tuấn bỏ trốn khỏi thành. Chu Thành bị mất, các thành ở Miện Nam và Giang Hạ lần lượt bị Hậu Triệu đánh bại. Thạch Thành cũng bị vây khốn, nhưng sau đó được thái thú Cánh Lăng Lý Dương giữ được.

Dữu Lượng thấy quân mình bại trận, Chu Thành đã mất, bèn tự giáng quan chức xuống ba bậc. Không lâu sau, năm 340 Lượng bệnh mất, thọ 52 tuổi[23], được truy tặng là Đô Đình Văn Khang hầu[24]. Cuộc bắc phạt chấm dứt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%8D%81%E5%85%AD... https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%8D%97%E5%8F%B2... https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%AE%8B%E6%9B%B8... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/...